Nội Dung
Trong thời điểm hiện tại, có rất nhiều những loại khẩu trang lưu hành trên thị trường. Nhu cầu sử dụng khẩu trang trong nước và quốc tế ngày một tăng nhanh. Nắm bắt được nhu cầu này, Kerryvietnam cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng khẩu trang xuất khẩu đi các nước. Nếu quý khách có thắc mắc về thủ tục xuất khẩu, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Hiện tại trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 thì việc xuất khẩu khẩu trang, doanh nghiệp cần có giấy phép xuất khẩu thì mới có thể xuất khẩu được mặt hàng khẩu. Ngoài ra, Bộ Y tế còn quy định là chỉ được xuất khẩu tối đa 25% sản lượng với mục đích viện trợ và hỗ trợ quốc tế. Ngay sau khi có phản hồi từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) và các doanh nghiệp, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan đã cùng phối hợp để gỡ nút thắt cho các doanh nghiệp trong xuất khẩu sản phẩm khẩu trang vải đi các thị trường Mỹ và Nhật Bản.
Cụ thể được nghị quyết 20/NQ-CP được ban hành về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu cho mặt hàng khẩu trang y tế. Tuy nhiên, hiện tại nghị quyết này không áp dụng cho các doanh nghiệp chế xuất đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và doanh nghiệp gia công cho thương nhân nước ngoài đã ký hợp đồng trước ngày 01 tháng 3 năm nay 2020. Các doanh nghiệp phản hồi, việc làm thủ tục xuất khẩu khẩu trang vải chưa thuận lợi, làm doanh nghiệp phải chờ đợi, quay lại hỏi Bộ Y tế hoặc Bộ Công Thương. Vì vậy, Bộ Công thương đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo hải quan các địa phương tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải trong thời gian tới. Các mặt hàng khẩu trang không phải khẩu trang y tế thực hiện xuất khẩu theo quy định hiện hành, không cần giấy phép xuất khẩu. Khẩu trang vải không phải là đối tượng phải hạn chế theo quy định của Nghị quyết 20/NQ-CP. Trong bối cảnh khó khăn của ngành dệt may hiện nay, việc sản xuất và xuất khẩu khẩu trang vải đang là giải pháp giúp doanh nghiệp có thể cầm cự, giữ chân công nhân. Về lâu dài, đây cũng có thể là hướng xuất khẩu mới, đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Bộ Công Thương cho biết.
Do vậy, Bộ Công Thương đề nghị Tổng cục Hải quan có công văn thay thế hoặc sửa đổi công văn 1431/TCHQ-GSQL, đưa ra hướng dẫn rõ ràng về khẩu trang y tế, đặc biệt là dấu hiệu nhận biết về số đăng ký, số lưu hành để Hải quan địa phương thực hiện. Vì vậy để xuất khẩu khẩu trang y tế, doanh nghiệp cần có giấy phép xuất khẩu, và xuất khẩu dưới dạng viện trợ, hỗ trợ quốc tế và chỉ được xuất khẩu với số lượng 25% trong tổng sản lượng sản xuất.
Ngoài mặt hàng khẩu trang y tế, thì khẩu trang vải cũng được các công ty sản xuất với số lượng lớn để có thế xuất khẩu. Hiện tại chỉ có nghị quyết hướng dẫn các doanh nghiệp phải có giấy phép xuất khẩu của mặt hàng khẩu trang y tế, còn xuất khẩu trang vải các doanh nghiệp có thể xuất khẩu bình thường. Trường hợp quan sát thấy không có dấu hiệu của khẩu trang y tế thì thực hiện thông quan. Nếu có đủ dấu hiệu là khẩu trang y tế nhưng khai báo là khẩu trang khác, không phải khẩu trang y tế, thì lấy mẫu giám định tại Viện trang thiết bị và công trình y tế – Bộ Y tế hoặc các tổ chức giám định đáp ứng đủ điều kiện.
Tùy theo yêu cầu của người mua hàng thì có thể sẽ cần các chứng từ khác, các chứng từ dưới đây là các chứng từ tham khảo cơ bản.
Commercial Invoice – Hóa đơn thương mại hoặc Proforma Invoice Hóa đơn chiếu lệ
Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa
Contract – hợp đồng thương mại giữ người mua người bán
Certificate of Origin – chứng nhận xuất xứ (nếu có)
MAWB – Vận đơn hàng không
62149090 – Khẩu trang chống bụi, bảo hộ lao động N95
63079040 – Khẩu trang có dây ràng buộc bằng vải không dệt, dùng trong phẫu thuật, khẩu trang giải phẩu 3 lớp có sợi carbon, khẩu trang phẫu thuật.
63079069 – Khẩu trang lọc bụi
63079090 – Các khẩu trang loại khác
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo của hàng hóa thực tế. HS của chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo