Nội Dung
Hiện nay, Việt Nam không còn là thị trường của hơn 90 triệu dân mà là thị trường của hơn 600 triệu người dân thuộc khối ASEAN. Vì vậy, trong quá trình ký kết các hợp đồng vận chuyển hàng quốc tế thì những lưu ý cần nắm rõ trên hợp đồng vận chuyển hàng quốc tế phải được đảm bảo.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế, đồng thời được gọi là hợp đồng vận chuyển ngoại thương, là văn bản ghi nhận những thỏa thuận giữa các bên với nhau thuộc hai nước khác nhau. Trong đó, một bên giao hàng có nghĩa là vận chuyển hàng hóa tới địa điểm đã thỏa thuận và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ phải trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí cho bên vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển quốc tế phải luôn tuân thủ đúng những quy định của Hiệp hội vận chuyển quốc tế, pháp luật của quốc gia giao hàng và quốc gia nhận hàng.
Tiếng Anh là ngôn ngữ chung được dùng để ghi hợp đồng vận chuyển hàng quốc tế, ngoài ra, mỗi bên còn có một bản hợp đồng riêng ghi bằng chữ của quốc gia đó.
Trong hợp đồng giao, nhận hàng hóa thì hai bên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
Bên vận chuyển hàng hóa phải chuyển hàng hóa đến địa điểm theo thỏa thuận và được nhận thù lao. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán thù lao và được nhận hàng tại địa điểm do mình ấn định. Trong khi tham gia vào quan hệ hợp đồng này các bên đều đạt được những lợi ích kinh tế nhất định: bên vận chuyển thì nhận được thù lao, bên thuê vận chuyển sẽ chuyển được hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.
Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển là vé, vận đơn hoặc các giấy tờ vận chuyển khác.
Bên cạnh hợp đồng vận chuyển thì tài liệu vận chuyển là bằng chứng về việc nhận hàng để chuyển chở và là bằng chứng về việc giao hàng cho người vận chuyển.
Có những hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế nào?
Tại Việt Nam, khi cá nhân hoặc doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài thì có hai hình thức vận chuyển là: vận chuyển bằng đường hàng không và vận chuyển bằng đường biển. Hai hình thức vận chuyển đó đều có những ưu, nhược điểm đối với từng loại hàng hóa, thời gian và chi phí vận chuyển.
Vận chuyển bằng đường hàng không có ưu thế về mặt thời gian, nhanh hơn vận chuyển đường biển nhưng không phải loại hàng hóa nào cũng có thể vận chuyển bằng máy bay và chi phí cũng cao. Vì vậy, nếu bạn có những món hàng nặng dưới 100kg, hạn sử dụng không dài, dễ hư hỏng thì có thể lựa chọn vận chuyển bằng đường hàng không, chuyển phát nhanh đến tận nhà đối tác (người mua).
Đối với vận chuyển bằng đường biển thì có ưu thế về chi phí vận chuyển và đặc biệt là có thể vận chuyển nhiều hàng hóa đặc thù về hình dạng, cân nặng, có trọng lượng hoặc kích thước quá khổ. Nếu đơn hàng của bạn là đơn hàng xuất khẩu và có trọng lượng lớn lên đến vài tấn hàng thì tốt nhất là chọn đường biển. Mặc dù thời gian có thể lâu lên đến 1 -2 tháng nhưng vận chuyển đường biển sẽ đảm bảo được chi phí thấp.
Từ những chia sẻ trên, Kerry Việt Nam hi vọng bạn đã có trong tay những lưu ý cần nắm rõ trong hợp đồng vận chuyển hàng quốc tế và lựa chọn cách thức giao, nhận hàng quốc tế phù hợp cho món hàng của mình.
Hiện nay, Kerry Việt Nam Logistics còn đang triển khai các dịch vụ vận chuyển và nhận ship hàng đến khắp các tỉnh thành trên cả nước. Các dịch vụ bao gồm chuyển phát nhanh, chuyển phát hỏa tốc, chuyển phát kết hợp, vận chuyển nguyên xe, gửi hàng quốc tế…. với thời gian giao hàng nhanh chóng và cước phí phù hop, Kerry Viet Nam luôn chú trọng vào chất lượng của các dịch vụ vận chuyển mà mình cung cấp để mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.